Tiểu sử, năm sinh giang hồ Minh Sâm – ông trùm bảo kê chợ gỗ

Tiểu sử Minh “Sâm” đã từng là từ khóa hot đặc biệt khi vụ án “Bắt ổ nhóm tội phạm lớn núp bóng doanh nghiệp” nổ ra. Bởi, ông là một doanh nhân thành đạt, được xem là “ông trùm” khiến nhiều người phải e dè, cung kính. Vậy, Minh “Sâm” là ai? Hãy cùng tieusu.net tìm hiểu cụ thể về tiểu sử Minh “Sâm” ngay dưới đây nhé!

Tiểu sử Minh “Sâm”

Ông trùm Minh “Sâm” là ai?

Minh “Sâm” tên thật là Nguyễn Ngọc Minh, sinh năm 1960, từng là Giám đốc Công ty TNHH Đại An được thành lập từ năm 2010 ở thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Công ty của ông hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh gỗ cao cấp tại địa bàn Bắc Ninh và một số tỉnh lân cận. 

Tài sản khổng lồ của Minh “Sâm” bên cạnh việc sở hữu nhiều xe tải vận chuyển gỗ, tham gia quản lý và cho thuê ki-ốt tại chợ gỗ còn có một võ đường do ông mở để dạy võ. Ngoài ra, không những là “trùm gỗ” mà Minh “Sâm” còn nắm giữ nhiều bất động sản, đất đai nhiều nhất khu vực Từ Sơn. Dưới trướng Minh “Sâm” còn có nhiều đàn em, gồm cả đối tượng xã hội, một trong đó tường thuật “Chúng tôi muốn mua gỗ đều phải qua tay ông Minh, nếu không đi đường kiểu gì cũng bị bắt vì không đủ giấy tờ”.

Xem thêm: Tiểu sử Đại Cathay

Một thời quá khứ của Minh “Sâm”

Minh “Sâm” được sinh ra trong một gia đình gia giáo, bố của ông là một cán bộ cấp tỉnh của tỉnh Hà Bắc trước đây. Dù có điều kiện học hành tử tế nhưng Minh từ nhỏ đã muốn vượt ra khỏi chuẩn mực đạo đức chung, liều lĩnh và hám lợi.

Chưa đến 18 tuổi, Minh đã phạm tội trộm cắp tài sản rồi bị phạt tù 18 tháng.

Sau khi ra tù, Minh đi bộ đội rồi đóng quân ở khu vực biên giới Lạng Sơn và cầm đầu nhiều nhóm buôn lậu. 

Trong một chuyến hàng, Minh bị lực lượng Công an tỉnh Lạng Sơn vây quanh bắt. Không chịu bỏ hàng lại để chạy trốn, Minh “Sơn” đã rút súng tấn công lại lực lượng chức năng, thuế vụ, bắn chết một đại úy và làm bị thương 2 người trong số đó. 

Sau khi bị bắt, Minh đã bị tuyên phạt 19 năm tù và tại đây, Minh quen với đàn anh là Hưng “Sóc”, được Hưng giúp đỡ khá nhiều. Đến năm 1995, do cải tạo tốt nên Minh được ra tù sớm.

Xem thêm: tiểu sử Thành “chân”

Quá trình đến vị trí ông “trùm” bảo kê chợ gỗ

Sống ở Từ Sơn, nơi tiêu thụ gỗ lớn của cả nước, thấy được điều này nên Minh “Sâm” quyết định sang Lào và Campuchia. Vốn đã liều lĩnh hơn người và có đám chân tay đệ tử thuần thục nên chỉ hơn 1 năm Minh “Sâm” đã vươn lên tầm cỡ của đại gia trong giới buôn gỗ lậu. Đến năm 2000, ông đã thành lập nên Công ty TNHH Đại An.

Tính từ năm 2000 tới nay, mỗi năm Minh “Sâm” đưa về Công ty của mình từ 3.000 đến 7.000m3 gỗ trắc. Để dễ bề chi phối thị trường gỗ quý, ông đã lập hẳn khu chợ gỗ hơn 10.000m2 ở khu vực Phù Khê. 

Thời điểm khi đó, Minh hầu như độc quyền cả đầu vào lẫn đầu ra ở chợ gỗ này. Với phương thức kinh doanh là “buôn tận gốc, bán tận ngọn”’ cùng cơ chế cạnh tranh cá lớn nuốt cá bé của ông “trùm” Minh “Sâm” đã khiến nhiều chủ buôn gỗ ở Từ Sơn phải im lặng, chịu sự điều khiển của Minh.

Sau khi thâu tóm được chợ gỗ Phù Khê, ông quyết định mở thêm chợ gỗ trắc mới có tên là chợ gỗ Tấn Bào, cách khu chợ cũ khoảng 1km. Hết thảy mọi việc điều hành khu chợ gỗ này được con gái Nguyễn Thu Hằng và con rể là Trần Thái Sơn của ông quản lý. 

Trong quá khứ đã có rất nhiều “ông trùm” khác đi theo con đường này tuy nhiên Minh “Sâm” chính là người thành công nhất. Minh “Sâm” được nhiều người đánh giá “trên cơ” cả ông trùm Năm Cam hay Phương “Ninh Hột”, Dũng “mặt sắt”,… Bởi lẽ, Minh “Sâm” biết cách “tẩy rửa sạch sẽ” quá khứ của mình và thoải mái đội lốt “doanh nhân” thành đạt.

Đặc biệt, trong lĩnh vực kinh doanh, ông tự “tô vẽ” là một doanh nhân vượt khó vươn lên, mọi việc nhờ vào sự chèo lái của vị Giám đốc tài ba. Công ty của Minh “Sâm” nhiều năm được công nhận danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, được trao tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen các loại. 

Năm 2008, Công ty của Minh “Sâm” đã trúng đấu giá dự án quyền sử dụng đất, tiếp tục bằng quan hệ của mình, ông đã xin cấp thêm đất để thành lập 2 chợ gỗ quy mô lớn với hàng trăm gian hàng. Khi đó, giới doanh nhân tỉnh Bắc Ninh rất ngưỡng mộ ông khi vị Giám đốc này đứng ra thi công đường 277 đoạn từ cầu Tấn Bào đến Khu lưu niệm ở xã Phù Khê với tổng vốn đầu tư khoảng 500 tỷ đồng.

Xem thêm: tiểu sử Sơn Bạch Tạng

Với tiềm lực cao lớn như thế, Nguyễn Ngọc Minh đã làm những việc không tưởng như bỏ tiền ra tổ chức thi công công trình theo hình thức BT rồi đứng ra “tác động” để người dân sớm bàn giao mặt bằng. Bởi thế, tiếng tăm “ông trùm” ngày càng vang xa, tiểu sử Minh “Sâm” được nhiều người quan tâm rộng rãi.

Mọi người càng “nể” ông hơn khi Công ty TNHH Đại An luôn đi đầu trong các hoạt động từ thiện như góp cả tỷ đồng mỗi năm để thực hiện công tác an sinh xã hội. Bên cạnh đó, người dân địa phương còn nhắc đến Minh “Sâm” là tay giang hồ chịu chơi khi sở hữu những chiếc ôtô siêu sang có giá đắt đỏ.

Trước khi bị bắt giữ vì liên quan đến hoạt động băng nhóm theo kiểu “xã hội đen” của 2 Giám đốc này thì Minh “sâm” và Nguyễn Thành Hưng (biệt danh Hưng “sóc”) từng là hai cái danh được ca ngợi bởi tấm gương hoàn lương giúp đời, giúp người. Khi đó, nhắc đến cái tên Minh “sâm”, ai ai cũng không khỏi thán phục về một vị doanh nhân thành đạt ở đất Từ Sơn, một “giang hồ” hoàn lương làm lại cuộc đời mà không ai biết đến việc hoạt động kinh doanh phi pháp của ông.

Xem thêm: tiểu sử Dung Hà

Lời kết

Trên đây là các thông tin về tiểu sử Minh “Sâm”. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!