Gia Cát Lượng là ai? Đây là tên của một nhân vật kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc mà có lẽ bạn đã từng nghe ở đâu đó đúng không? Ông là người có tài trên rất nhiều lĩnh vực, từ chính trị, quân sự, pháp luật cho tới ngoại giao, giáo dục, phong thủy, phát minh kỹ thuật,… và nhiều hơn thế nữa. Để biết thêm chi tiết về Gia Cát Lượng cũng như những sự thật thú vị đằng sau người đàn ông này, hãy cùng tieusu.net theo dõi ngay bài viết sau đây!
Gia Cát Lượng là ai? Tiểu sử Gia Cát Lượng
Gia Cát lượng (181-234) sinh ra tại huyện Dương Đô, thuộc Nghi Nam, tỉnh Sơn Đông ngày nay. Ông là người tài năng nên đảm nhận nhiều chức trách cao lớn như thừa tướng, công thần, nhà chính trị, nhà ngoại giao, nhà giáo dục, kiêm chỉ huy quân sự và còn là nhà phát minh kỹ thuật nổi tiếng của nhà Quý Hán (Thục Hán) thời Tam Quốc.
Ông là người con thứ hai trong gia đình. Vì mồ côi cha mẹ từ sớm (mẹ mất khi ông lên 9 tuổi, cha mất khi 12 tuổi) nên ông và các anh chị em được nuôi dưỡng bởi người chú của mình. Vào năm 195, khi Tào Tháo xâm lược Sơn Đông, gia đình ông buộc phải chạy trốn xuống phía nam, và chú ông cũng qua đời vì bệnh tật.
Xem thêm: Tiểu sử danh họa Picasso
Nhân vật xuất chúng
Vậy Gia Cát Lượng là ai? Gia Cát Lượng là một trong những vị quân sư vĩ đại bậc nhất của Trung Quốc thời kỳ Tam Quốc, cũng như trên phương diện là một chính khách, kỹ sư, học giả và nhà phát minh. Ông được đặt biệt danh là ”The Hidden Dragon”, bởi những người xung quanh thường đánh giá thấp khả năng của ông ấy, thực tế chỉ đơn giản là vì ông không muốn thể hiện quá nhiều ra bên ngoài, mà chỉ âm thầm lặng lẽ hành động.
Theo bút chép lưu lại, sứ quân của Lưu Bị đã đến thăm Gia Cát Lượng những 3 lần liền trong cuộc rút lui trước khi ông đồng ý trở thành quân sư của mình. Tuy nhiên, Gia Cát Lượng đã giúp Lưu Bị tổ chức lực lượng và thành lập triều đại Thục Hán trong thời kỳ Lục triều. Khi nằm trên giường bệnh, Lưu Bị thúc giục Gia Cát Lượng đăng ngôi nếu con trai của ông – Lưu Thiện không thể hiện được khả năng cai trị, nhưng Gia Cát Lượng lại tận tâm phục vụ Lưu Thiện một cách trung thành như đã phục vụ Lưu Bị trước đó.
Trong thời gian cầm quyền nhiếp chính, Gia Cát Lượng theo đuổi mục tiêu khôi phục nhà Hán đã bị Tào Ngụy soán ngôi. Đáng tiếc thay, bốn trong số năm chiến dịch phía Bắc của ông đã thất bại do sự thiếu hụt về lực lượng và ông đã qua đời trước khi thực hiện được mục tiêu của mình.
Đọc thêm : “Thiên Thần Sa Ngã” Lucifer là ai
8 sự thật thú vị về Gia Cát Lượng có thể bạn chưa biết
Để biết rõ hơn và giải đáp chính xác nhất cho câu hỏi “Gia Cát Lượng là ai?” thì những thông tin sau đây là điều bạn không nên bỏ qua.
Xuất xứ, quê quán
Gia Cát Lượng tự là Khổng Minh, hiệu Ngọa Long, được biết tới với vai trò quân sư của Lưu Bị vào thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Quê của ông tại Dương Đô, nay thuộc huyện Nghi Nam, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.
“Ngọa Long tiên sinh”
Theo sổ sách ghi chép trong Tam quốc chí, Gia Cát Lượng từng là học trò của Bàng Đức Công, ông thường xuyên tới nhà, một mình lạy ở dưới giường, ban đầu Bàng Đức Công chẳng thèm ngó ngàng hay chỉ bảo gì nhưng nhờ sự nỗ lực không từ bỏ của Gia Cát lượng nên sau này ông mới bắt đầu dạy. Chính họ Bàng đã đặt biệt danh Ngọa Long cho Gia sĩ.
Lưu Bị mất tận 3 lần để thuyết phục Gia Cát Lượng
Như thông tin đã đề cập phía trên, trước khi Từ Thứ đến với Tào Tháo, ông đã tiến cử Gia Cát Lượng cho Lưu Bị. Sau đó Lưu Bị tìm đến Long Trung để thỉnh cầu Gia Cát Lượng ra tay giúp đỡ nhưng mãi đến lần thứ ba ông mới thuyết phục thành công người họ Gia này.
Kế hoạch trong huyền thoại
Gia Cát Lượng đã bày ra “Long Trung đối sách” cho Lưu Bị trên con đường xây dựng đại nghiệp. Chiến lược này được coi là nền tảng để Lưu Bị đánh chiếm đất nhằm tạo chống phá hai thế lực chính lúc bấy giờ là Tào Tháo và Tôn Quyền, trở thành cơ sở cho việc thành lập nhà nước Thục Hán sau này.
Mượn âm mưu của Tào Tháo
Khi họ Gia thực hiện cải cách ở khu vực Kinh Châu (nơi đang bị cai trị bởi các quan chức tham nhũng), ngoài việc tiêu diệt họ, ông còn tận dụng các chiến thuật nông nghiệp của Tào Tháo để góp phần tăng sản lượng lương thực và mức sống của người dân Thục.
Cải cách pháp luật ở Thục
Gia Cát Lượng cho rằng, muốn cai trị một đất nước tốt, đầu tiên cần phải dựa vào nhân đức để cảm hóa và giáo dục. Chính sách pháp lệnh nghiêm minh của Gia Cát Lượng không chỉ hạn chế được đám cường hào mà còn khích lệ họ, vì vậy, chính trị của đất Thục trở nên rất rõ ràng hơn, đời sống nhân dân cũng đầy đủ, yên bình hơn.
Xen thêm: Quang Trung Nguyễn Huệ là gì của nhau
Đa dạng huyền thoại về Gia Cát Lượng
Trong Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung mô tả Gia Cát Lượng là một vị thừa tướng có tài dùng binh “xuất quỷ nhập thần”, có thể đoán trước tương lai, hô mưa gọi gió, chỉ cần dùng lời nói hoặc thư từ cũng đủ để khích chết hàng loạt nhân vật khác.
Sự ra đi thanh thản
Khi lâm bệnh, di nguyện của ông trước khi chết là không cần đưa về Thành Đô chôn cất, cứ an táng ở núi Định Quân, để tượng trưng theo chí hướng “da ngựa bọc thây chết ở sa trường”.
Cuối tháng 8 năm 234, Gia Cát Lượng mất ngay trong chiến dịch Bắc Phạt lần thứ 6, thọ 54 tuổi. Ông được chôn tại ngọn núi Định Quân ở vùng Hán Trung theo đúng di nguyện của mình. Mộ phần tựa vào núi, chỉ đủ chứa quan tài, với bộ quân phục bình thường, không chôn theo tài sản gì.
Lời kết
Tập hợp các thông tin trên, các bạn đã tìm được câu trả lời cho “Gia Cát Lượng là ai” chưa? Hãy dõi theo chúng tôi nhiều hơn nữa để có được những thông tin thật bổ ích nhé!