Trong sự nghiệp đấu tranh vì sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc, đã có biết bao chiến sĩ cộng sản không quản ngại gian khổ, hy sinh, nêu cao tinh thần trung kiên, bất khuất, phấn đấu, cống hiến. Vì một mục tiêu độc lập, tự do của Tổ quốc, ấm no, hạnh phúc của nhân dân, trở thành biểu tượng, hình mẫu cho các thế hệ mai sau. Đồng chí Phạm Hùng là một người như vậy. Và trong bài viết này Tieusu.net sẽ giới thiệu đến bạn tiểu sử đồng chí Phạm Hùng – Người lãnh đạo tài năng, mẫu mực
Tiểu sử đồng chí Phạm Hùng
Đồng chí Phạm Hùng, có tên khai sinh là Phạm Văn Thiện, sinh ngày 11 tháng 6 năm 1912, trong một gia đình nông dân có truyền thống yêu nước và cách mạng tại ấp Long Thiềng, tổng Long Hồ, làng Long Hồ, tổng Long Bình, huyện Vĩnh Bình, tỉnh Vĩnh Long, nay đã thuộc ấp Long Thuận A, xã Long Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.
Sinh ra và lớn lên ở Đồng bằng sông Cửu Long – vùng đất có truyền thống yêu nước, kiên cường chống giặc ngoại xâm, người thanh niên Phạm Văn Thiện – Phạm Hùng đã sớm dấn thân vào con đường hoạt động cách mạng. Từ một thanh niên yêu nước thực sự, đồng chí Phạm Hùng đến với chủ nghĩa cộng sản, trở thành đảng viên cộng sản thế hệ đầu tiên.
Xem thêm: tiểu sử Vương Đình Huệ
Đồng chí Phạm Hùng qua đời khi nào ?
Ông đột ngột qua đời vào ngày 10 tháng 3 năm 1988 tại Thành phố Hồ Chí Minh, khi đang đương chức. Theo thông cáo đặc biệt của Đảng và Nhà nước thì đồng chí Phạm Hùng qua đời đột ngột vì lên cơn đau tim nặng, các bác sĩ và giáo sư đã hết lòng cứu chữa nhưng vì cũng vì một phần tuổi cao, sức yếu nên ông đã vĩnh biệt chúng ta
Tang lễ của ông được tổ chức tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày, ngày 13/3/1988, sau lễ truy điệu, linh cữu được đưa về nghĩa trang Mai Dịch an táng.
Những cống hiến của đồng chí Phạm Hùng với dân tộc
Năm 1930, đồng chí đã được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, là Bí thư chi bộ trường học và công tác ở các xã, huyện, tỉnh ủy Mỹ Tho.
Tháng 6 năm 1931, đồng chí bị thực dân Pháp bắt và kết án 3 năm tù giam, 3 năm quản thúc. Trong tù, ông tiếp tục tổ chức các tù nhân đấu tranh chống thực dân, phong kiến. Ngày 20-9-1932, thực dân Pháp mở phiên tòa hình sự tại tỉnh Mỹ Tho, kết án tử hình và đưa về xử tử tại Nhà lao lớn Sài Gòn.
Năm 1934, đồng chí được bổ sung vào Đảng bộ Nhà tù Côn Đảo, sau đó được cử làm Bí thư Chi bộ. Khi Cách mạng Tháng Tám bùng nổ, đồng chí đã lãnh đạo anh em tù nhân chớp thời cơ giải phóng nhà tù Côn Đảo lần thứ nhất (năm 1945).
Tháng 9 năm 1945, đồng chí Phạm Hùng từ Côn Đảo trở về đất liền, hoạt động cách mạng ở Sóc Trăng vào tháng 10-1945, được bầu vào Xứ ủy Nam Bộ, phụ trách Giám đốc Quốc gia Tự vệ cuộc;
Năm 1947, ông đã được cử làm Phó Giám đốc Sở Công an Nam Bộ. Năm 1948, ông được cử làm Trưởng đoàn đại biểu Nam Bộ lên Việt Bắc.
Tháng 6 năm 1950, đồng chí Phạm Hùng trở lại miền Nam, được Thành ủy cử phụ trách vào Đặc khu Sài Gòn – Chợ Lớn; Tháng 2 năm 1951, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Tháng 3 năm 1952, đồng chí được cử làm Phó Bí thư Trung ương Cục, Bí thư Liên khu ủy miền Đông kiêm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính liên khu miền Đông Nam Bộ.
Xem thêm: tiểu sử đồng chí Nguyễn Phú Trường
Năm 1954, Hiệp định Giơnevơ về Việt Nam đã được ký kết. Ông được cử làm Trưởng phái đoàn Quân đội Nhân dân Việt Nam tham gia Ủy ban Liên hợp Đình chiến ở miền Nam năm 1955.
Tháng 6 năm 1956, ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Phủ Thủ tướng; tại Hội nghị lần thứ 10 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị; năm 1957, được cử làm Trưởng Ban Thống nhất Trung ương.
Tháng 4 năm 1958, tại Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa I, đồng chí được bầu làm Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách kinh tế; Tháng 7 năm 1960, tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa II, ông lại được bầu làm Phó Thủ tướng Chính phủ.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (tháng 9-1960), ông được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa III (tháng 6-1964) tiếp tục được bầu làm Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách kinh tế, tài chính, ngân hàng, đối nội và ngoại thương.
Từ năm 1967 đến năm 1975, đồng chí đã được cử làm Bí thư Trung ương Cục miền Nam kiêm Chính ủy Lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam, trực tiếp vào chiến trường chỉ đạo cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, Đồng chí được giao nhiệm vụ thay mặt Đảng, Nhà nước lãnh đạo, điều hành công việc của Đảng, Nhà nước ở miền Nam.
Tháng 12 năm 1976, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị;
Ngày 10 tháng 3 năm 1988, đồng chí đột ngột từ trần khi đang đi công tác tại các tỉnh phía Nam, để lại niềm tiếc thương, xúc động cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân.
Có thể bạn quan tâm: tiểu sử đồng chí Lê Đức Thọ
Khu tưởng niệm Phạm Hùng ở đâu ?
Khu lưu niệm cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng cách thành phố Vĩnh Long khoảng 4km, gần cầu Ông Mễ lớn và cách Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long chỉ 800 m.
Khu lưu niệm rộng 3,2 ha gồm: nhà đón tiếp, nhà lưu niệm, nhà trưng bày. Ngoài ra, còn có ba hạng mục ngoài trời được trùng tu theo tỷ lệ 1: 1 gồm: Phòng biệt giam Côn Đảo, nhà làm việc tại căn cứ Trung ương Cục miền Nam (Tây Ninh) và căn hộ của ông. Văn phòng của ông ở 72 Phan Đình Phùng, Hà Nội.
Hàng ngày, khu lưu niệm đón rất nhiều lượt khách đến thăm. Trong khu lưu niệm, trong điện thờ có tượng bán thân của ông. Hai bên là hai bức phù điêu ghi lại bài phát biểu của ông.
Khu lưu niệm Phạm Hùng do KTS Nguyễn Phương Nam thiết kế. Ông đã thiết kế công trình này khi đang làm việc tại Viện Thiết kế Bộ Quốc phòng-Chi nhánh phía Nam.
Có thể bạn quan tâm: tiểu sử Võ Văn Thưởng
Lời kết
Với những thông trên mà Tieusu.net vừa cung cấp hy vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn về đồng chí Phạm Hùng cũng như những công lao to lớn mà ông đã làm cho đất nước