Tiểu sử của ông Vương Đình Huệ – Chủ tịch Quốc hội khóa XV

Tiểu sử Vương Đình Huệ là một trong những chủ đề được mọi người quan tâm và muốn biết. Bởi lẽ, ông là chủ tịch quốc hội nước Việt Nam, một trong những nhân vật được đông đảo nhân dân kính mến và tin tưởng. Vậy, tiểu sử ông Vương Đình Huệ có gì đặc biệt? Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các thông tin hữu ích về tiểu sử đồng chí Vương Đình Huệ, hãy cùng theo dõi nhé!

Tiểu sử Vương Đình Huệ – Xuất thân, gia cảnh của chủ tịch quốc hội Vương Đình Huệ

Vương Đình Huệ sinh ngày 15 tháng 3 năm 1957 tại làng chài Xuân Lộc, xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ông sống trong gia đình với người cha là Vương Đình Sâm, từng có thời gian  công tác trong lực lượng công an, sau này ra làm cho bưu chính tại huyện nhà.

Còn người mẹ của ông là bà Võ Thị Cầm từng làm trong Ban chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Nghi Xuân. Trong thời thơ ấu , gia cảnh của ông vô cùng khó khăn, khi cha ông bị thương nặng khi tham gia kháng chiến chống Mỹ và sau đó qua đời vì lâm bệnh nặng, để lại gánh nặng gia đình lên vai bà Cầm gánh vác. Mẹ của ông đã phải một tay quán xuyến nuôi ông và các anh chị em khôn lớn.

Con đường học vấn của chủ tịch quốc hội Vương Đình Huệ 

Với xuất thân trong hoàn cảnh nghèo khó, đã tạo cho cậu học trò nghèo Huệ có động lực to lớn để học tập để vươn lên thoát cảnh đói nghèo. Theo lời kể của những người bạn thời học chung cấp ba, Vương Đình Huệ là một học sinh học rất giỏi, có tiếng trong huyện Nghi Lộc. Với thành tích ba cấp năm ba đạt danh hiệu học sinh giỏi, ông được Uỷ Ban Tỉnh khen thưởng tặng cho một chiếc xe đạp, giúp cậu học sinh đỡ đần phần nào trong việc đi học.

Với thành tích học tập vô cùng tốt đã giúp ông trở hành một sinh viên trong Trường Đại học Tài chính – Kế toán Hà Nội (nay là Học viện Tài chính) có năm học từ 1979-1985.

Sau khi tốt nghiệp trường Đại Học Tài Chính – Kế toán Hà Nội, ông Vương Đình Huệ tiếp tục ghi danh theo học khoa Châu Âu của trường đại học Ngoại ngữ Hà Nội.

Từ năm 1986 đến năm 1990, ông là nghiên cứu sinh tại một trường đại học ở Tiệp Khắc.

Xem thêm: Tiểu sử Phạm Minh Chính

Quá trình công tác của Vương Đình Huệ 

Từ năm 1991-1992, ông đảm nhận vai trò là giảng viên của Khoa Kế toán tại Trường Đại Học Tài chính – Kế toán Hà Nội. 

Từ năm 1992 -1993, ông được giữ chức vụ phó Trưởng khoa Kế toán tại Trường Đại Học Tài chính – Kế toán Hà Nội. 

Từ năm 1993 -2001 ông lần lượt được đề cử giữ chức vụ trưởng khoa Kế toán, rồi lên đảm nhiệm chức vụ Phó Hiệu Trưởng của Trường Đại Học Tài chính – Kế toán Hà Nội. 

Trong giai đoạn tháng 7/2001 đến tháng 7/2006, ông để đề cử lên làm Phó Kiểm toán Nhà nước. Trong năm năm đảm nhận chức vụ này, ông Vương Đình Huệ đã hoàn thành tốt những mặt công tác do Đảng, Nhà nước giao cho. Được sự  đánh giá cao về mặt công tác, đến tháng 6 năm 2006, ông được Quốc Hội Khoá XI tín nhiệm giao cho giữ chức vụ Tổng Kiểm Toán Nhà Nước với số phiếu tán thành cao. 

Đến năm 2011, tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XIII ông được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Ngày 28/12/2012, ông được Bộ Chính Trị  phân công giữ chức Trưởng ban kinh tế Trung Ương.

Vào ngày 9/4/2016, ông lại được Quốc Hội Khoá XIII tín nhiệm, bầu vào làm Phó Thủ tướng Chính phủ. Đến Quốc hội khoá XIV, ông tiếp tục được bầu lại vào chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời trong năm 2016, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, ông Vương Đình Huệ tiếp tục được bầu vào làm uỷ viên Ban Chấp Hành khóa thứ 3 liên tiếp tình từ 2 nhiệm kỳ trước 2006-2011, 2011-2016.  

Từ tháng 4 năm 2016 đến tháng 2 năm 2020, ông Vương Đình Huệ là Uỷ viên Bộ Chính Trị, Uỷ viên Ban cán sự Đảng Chính phủ.

Từ ngày 7 tháng 2 năm 2020, thay mặt Bộ Chính trị, Trưởng Ban tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính công bố Quyết định số 1818-QĐ/TW của Bộ Chính trị điều động ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ thôi tham gia Ban Cán sự Đảng Chính phủ, phân công tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư thành uỷ Hà Nội. 

Ngày 12 tháng 10 năm 2020, Tại Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội, ông tiếp tục được bầu vào chức vụ Bí thư Thành ủy Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.

Vào tháng 1 năm 2021, tai phiên bầu cử Trung ương, ông được bầu nắm giữ chức vụ là Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII.

Đến tháng 3 năm 2021, trong phiên bầu nhân sự đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội khoá XIV thay người tiền nhiệm là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, ông Vương Đình Huệ đã nhận được 98,54% số phiếu tán thành, qua đó được bầu làm Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và là Chủ tịch Quốc Hội thứ 12 trong của Việt Nam. Trong buổi tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch Quốc hội, ông Vương Đình Huệ phát biểu đây là một vinh dự vô cùng to lớn, và là trách nhiệm, niềm tin mà Đảng, Nhà nước, Nhân dân giao phó. Ông cam kết cố gắng hết sức mình để phụng sự tổ quốc và nhân dân.

Ngày 20/7 cùng năm, ông lại được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV với tỉ lệ tán thành cao.

Trên đây là các thông tin về tiểu sử Vương Đình Huệ – Chủ tịch Quốc hội nước ta. Cảm ơn các bạn đã xem và mong rằng bài viết tiểu sử này hữu ích đến với bạn!