Thầy Thích Thông Lạc luôn được các Phật tử gần xa quan tâm. Thầy được mệnh danh là bậc ân nhân của nhân loại, thầy mãi là tấm gương đạo đức cho nhân loại trên hành tinh này noi Theo. Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết đến bạn đọc về tiểu sử thầy Thích Thông Lạc và những Sự thật về Tiểu Thừa và Đại Thừa
Tiểu sử thầy Thích Thông Lạc
Trưởng lão Thích Thông Lạc sinh ngày 28/05/1928. Thầy có tên thế danh là Lê Ngọc An, quê tại Hóc Môn, Gia Định nay là Thành Phố Hồ Chí Minh.
Từ khi còn nhỏ thầy đã theo cha học tu hành và khi ấy từng được đặt pháp danh là Thích Từ Ân. Khi mới vừa tròn 8 tuổi, thầy chính thức được gia đình cho xuất gia theo hòa thượng Thích Huệ Tánh và thầy được đặt pháp danh mới là Thích Thông Lạc. Sau khi theo học hòa thượng Thích Huệ Tánh, thầy tiếp tục theo học tại trường Cao đẳng Phật học Huệ Nghiêm và Đại học Vạn Hạnh.
Cũng trong thời gian đang theo học Đại học, thầy được các hòa thượng giới thiệu đi giảng dạy tại các trường Bồ Đề. Lúc bấy giờ, thầy tiếp tục hướng tới du học nước ngoài. Bên cạnh đó, có nhiều thời điểm thầy còn tham gia hoạt động phong trào yêu nước và đấu tranh giành độc lập tự do cho Tổ quốc, tiểu sử thầy Thích Thông Lạc luôn được mọi người quan tâm.
Xem thêm: tiểu sử thầy Thích Giác Khang
Cuộc đời của thầy Thích Thông Lạc
Năm 1970, lúc này thầy đang đi học và dạy học ở các trường tại TPHCM thì hay tin cha bệnh nặng thầy đã trở về Trảng Bàng để chăm sóc cha. Tuy nhiên ba tháng sau cha của thầy qua đời. Thấy cảnh bệnh tật và tử vong của cha thầy đã suy nghĩ: ”Cuộc đời này chẳng có gì cả, chỉ toàn là đau khổ, vậy chạy theo danh lợi để làm gì?…”. Và thế là thầy đã rời bỏ danh lợi thế gian, theo hòa thượng Thích Thanh Từ tu lập Thiền tông.
Sau 3 tháng ở Thiền Viện Chân Không, thầy ra Hòn Sơn ở biển Rạch Giá – Kiên Giang, lên đỉnh Ma Thiên Lãnh và ăn lá cây rừng, uống nước suối. Trong thời gian đó thầy đã một mình tu hành suốt 9 tháng. Nhưng thầy nhớ mẹ không nguôi nên đã trở về Trảng Bàng sống bên mẹ và tiếp tục tu hành.
Mặc dù miệt mài tu tập nhưng do không đúng Chánh pháp nên thầy không thấy sự giải thoát. Sau đó thầy đã tìm được bộ kinh Nikaya và nghiên cứu kỹ lưỡng rồi tự tu tập theo đúng Chánh pháp. Sau đó thầy đã chứng đạt là làm chủ được sống chết sau thời gian 6 tháng. Cuối năm 1980, mẹ thầy thanh thản qua phần, sau ba tháng được chính thầy hướng dẫn tu tập.
Từ lúc này, thầy chuyên tâm vào việc chấn hưng Phật pháp với các hoạt động:
- Việc đầu tiên là trùng tu lại ngôi Chùa Am ngày xưa, lấy tên là TU VIỆN CHƠN NHƯ;
- Chấn chỉnh lại tinh thần, đường lối Chánh pháp của Phật Thích Ca. Sau đó thầy đã biên soạn rất nhiên bộ sách chuyên giảng dạy đạo đức nhân bản và những phương pháp tu tập làm chủ SINH, LÃO, BỆNH, TỬ cho tu sinh phật tử trong và ngoài nước.
Thầy Thích Thông Lạc đã nhập diệt vào Niết Bàn, sau khi giao phó trọng trách cho các thế hệ mai sau tiếp tục sứ mạng giữ gìn Chánh pháp của Phật vào 0h, ngày 02/01/2013.
Lý giải về Tiểu Thừa và Đại Thừa
Trong quá trình hình thành và phát triển, Phật giáo từ Ấn Độ đã truyền sang nhiều nước từ các nước lân cận, đến khu vực châu Á và toàn thế giới. Sự phát triển được chia theo hai hướng là Bắc Tông, mang tư tưởng Đại Thừa và Nam Tông mang tư tưởng Tiểu thừa.
Tiểu Thừa là gì?
Trường phái Tiểu Thừa chủ trương chỉ những người xuất gia tu hành mới được cứu vớt. Ở trường phái này cho rằng người theo Tiểu Thừa phải tự giác ngộ, tự giải thoát cho bản thân và không thể giải thoát cho người khác.
Trường phái này quan niệm rằng sinh tử luân hồi và niết bàn khác nhau, chỉ khi nào con người thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi thì sẽ lên Niết Bàn. Niết Bàn được coi là cõi hư vô, nơi đã giác ngộ, không còn khổ não và Phật tổ là người đầu tiên đạt tới Niết Bàn.
Phật giáo Tiểu Thừa bảo vệ sự tuân thủ nghiêm ngặt của giáo quy, và bám sát các giáo điều của đạo Phật nguyên thủy. Theo như các môn đồ Tiểu Thừa thì phái này đại diện cho học thuyết thuần khiết và nguyên thủy như những gì mà Phật đã thuyết giảng.
Đại Thừa là gì?
Giáo lý Đại Thừa có nhiều cái mới so với đạo Phật nguyên thủy và được gọi là tôn giáo cải cách. Ở phái này cho rằng không chỉ những người xuất gia tu hành mà cả những Phật tử đều được cứu vớt. Đại Thừa chủ trương rằng mỗi người có thể đến Niết Bàn bằng sự cố gắng của chính mình và chủ trương giải thoát đông đảo cho nhiều người.
Phái Đại Thừa thừa nhận nhiều Phật như Thích Ca, Phật Adiđà, Phật Di Lặc, Phật Đại Dược Sư… Những chùa theo phái này thường thờ nhiều tượng Phật, và trong đó Bồ Tát cũng được thờ cúng.
Phái Đại Thừa quan niệm rằng sinh tử luân hồi và Niết Bàn không phải là hai phạm trù khác biệt. Ngay trong quá trình sinh tử cũng có thể đạt được Niết Bàn. Theo phái này, Niết Bàn là nơi cực lạc, là thế giới của các vị Phật.
Xem thêm: tiểu sử hòa thượng Thích Thanh Từ
Tại Việt Nam đã chứng kiến cả hai trường phái Tiểu thừa và Đại thừa. Hai trường phái này với tư tưởng nhân văn, khuyên con người làm việc thiện, tránh ác,… đều đã nhanh chóng đi vào lòng người, được đông đảo quần chúng nhân dân đồng tình, hưởng ứng theo.
Lời kết
Trên đây là chia sẻ về tiểu sử thầy Thích Thông Lạc và lý giải về Tiểu Thừa và Đại Thừa đến bạn đọc. Qua đó giúp bạn đọc biết được về lý lịch, cuộc đời của thầy Thích thông Lạc, và hiểu về hai trường phái Tiểu thừa và Đại Thừa.
Xem thêm: