Tiểu sử Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhiệm kỳ 2021-2026

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc – Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được biết ông được bổ nhiệm làm Chủ tịch thứ 10 của nước ta vào ngày 5 tháng 4 năm 2021. Với số phiếu bầu cử tuyệt đối có thể khẳng định ông là người có tài năng và trách nhiệm đến nhường nào, vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem tiểu sử Nguyễn Xuân Phúc và cuộc đời của người đồng chí có tinh thần lãnh đạo này nhé!

Tiểu sử Nguyễn Xuân Phúc

Ông Nguyễn Xuân Phúc (sinh ngày 20/07/1954) quê quán tại xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Ông là người con của Đảng, là một chính trị gia người Việt Nam. Hiện tại đang đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

Nguyễn Xuân Phúc gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 12/11/1983. Được biết, ông cũng từng giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, đồng thời đảm nhiệm ghế Chủ tịch Hội nghị cấp cao ASEAN nhiệm kỳ 2020. 

Xuất thân

Nguyễn Xuân Phúc được gọi theo thông lệ miền Nam là “Bảy” do là người con thứ sáu và cũng là con út trong gia đình. Cha ông là Nguyễn Văn Hiền (sinh năm 1918) hiện đang sinh sống tại thành phố Đà Nẵng. Mẹ và anh chị của ông hoạt động bí mật cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, đáng tiếc rằng một người chị của ông bị quân đội Hoa Kỳ và VN Cộng hòa giết sau một trận đánh năm 1965.

Một năm sau, mẹ ông cũng bị giết. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sống cùng người chị gái tại quê nhà một thời gian, sau đó đến năm 1967, ông được những người đồng chí của cha mẹ bí mật đưa ra Bắc học theo chế độ của học sinh miền Nam.

Học vấn

Năm 1973, ông ra Hà Nội, theo học tại Đại học Kinh tế Quốc dân. Đến năm 1978, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tốt nghiệp Cử nhân kinh tế với chứng chỉ ngoại ngữ Anh văn B, Nga văn B. Những năm 1990, ông theo ngành Quản lý hành chính Nhà nước tại Học viện Hành chính Quốc gia. Ông được cử theo học ngành Quản lý Kinh tế tại Đại học Quốc gia Singapore vào năm 1996.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hiện đang sinh sống tại phường Thuận Phước, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng và ông cư trú ở Nhà công vụ số 11 Chùa Một Cột, phường Điện Biên, quận Ba Đình khi làm việc tại Hà Nội.

Xem thêm: Tiểu sử Vương Đình Huệ

Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2021-nay)

Ngày 2 tháng 4 năm 2021, để chuẩn bị bầu ông vào vị trí Chủ tịch nước, Quốc hội Việt Nam phê chuẩn việc miễn nhiệm vị trí Thủ tướng đối với ông Nguyễn Xuân Phúc bằng hình thức bỏ phiếu kín với 446/452 lượt phiếu tán thành (chiếm 92,92%). Đến ngày 5/4/2021 sau khi Quốc hội bầu Thủ tướng mới thì nghị quyết miễn nhiệm chức danh Thủ tướng đối với ông mới có hiệu lực thi hành.

Sáng ngày 05/04/ 2021, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước với số phiếu tuyệt đối 468/468 đại biểu. Vào 9 giờ sáng cùng ngày, Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước, ông trở thành thủ tướng đầu tiên được bầu giữ chức vụ Chủ tịch kể từ năm 1945 đến nay.

Ông được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026 với tỷ lệ 96,79% vào ngày 26/7/2021 (tổng số đại biểu Quốc hội khóa XV là 499 đại biểu).

Gia đình của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

Gia đình ông gồm 4 thành viên, vợ là bà Trần Thị Nguyệt Thu, người con gái là Nguyễn Thị Xuân Trang (sinh năm 1986) đang là doanh nhân, cổ đông lớn của trường quốc tế Gateway, kết hôn với Vũ Chí Hùng (2009) hiện là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính Việt Nam. Người con trai là Nguyễn Xuân Hiếu, hiện đang là Chánh Văn phòng Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. 

Ông có người anh trai tên Nguyễn Quốc Dũng, sinh năm 1947, từng là Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng.

Nhân kỷ niệm 20 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 – 28/6/2021), ông chia sẻ: “Gia đình là nơi nuôi dưỡng tuổi thơ, là chỗ dựa tinh thần cho mỗi người chúng ta, Ngày Gia đình Việt Nam cũng chính là ngày lễ tôn vinh giá trị gia đình, là mốc quan trọng để con người đất Việt hướng về cội nguồn, về những người thân yêu, qua đó nuôi dưỡng những tình cảm, những giá trị văn hoá truyền thống cao quý của dân tộc.

Gia đình vẫn luôn là một bộ phận quan trọng trong xã hội, là nền tảng vững chắc góp phần làm nên sức mạnh dân tộc. Chúng ta luôn trân trọng, biết ơn và dành sự tri ân sâu sắc đến các gia đình đã đóng góp, hy sinh cho Tổ quốc.”

Nguyễn Xuân Hiếu con thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Nguyễn Xuân Hiếu con thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã kết hôn. Đám cưới được tổ chức với sự dân dã, bình dị nhất có thể. Quan khách được mời cũng đa số là họ hàng thân hữu gần xa và gần như có rất ít sự xuất hiện của nhân viên quan chức. Đám cưới được diễn ra khá suôn sẻ và gần như là báo chí truyền thông không có chỗ để tác nghiệp hay gây chuyện thị phi tại đám cưới này.

Thực tế, sẽ rất khó để tìm được một đám cưới xa hoa của các quan chức to lớn để bôi nhọ và xuyên tạc. Các nhà lãnh đạo họ luôn hiểu cần làm gì để vừa giữ chế độ, vừa giữ hình ảnh đẹp trong mắt người dân.

Lời kết

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ là cái tên lãnh đạo và dẫn dắt nước ta trong thời gian sắp tới, phải nói ông là một người có trách nhiệm và xứng đáng với chức danh của mình. Bài viết này đã cung cấp một số thông tin quan trọng về tiểu sử Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Xuân Hiếu con thủ tướng. Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng website Tiểu Sử, chúc các bạn có một ngày tốt lành.