Tiểu sử đại tá Trần Dụ Châu – Bản án tử hình đầu tiên về tham nhũng

Vụ án tham nhũng Trần Dụ Châu là một trong những vụ án tham nhũng nổi tiếng những năm 50 của thế kỷ trước với án tử hình đầu tiên về tội tham nhũng. Vụ án này được nhà báo Hồng Hà viết trong loạt phóng sự điều tra đăng 6 số liên tiếp từ ngày 20-9-1950 trên báo Cứu Quốc, cơ quan tuyên truyền, cổ động và đấu tranh của Ủy ban Trung ương Mặt trận Liên hiệp. Đây là bài học trong việc kiên quyết chống tham nhũng trong bất kỳ thời đại nào. Và bài viết dưới đây của Tieusu.net sẽ giới thiệu đến bạn về Tiểu sử đại tá Trần Dụ Châu – Bản án tử hình đầu tiên về tham nhũng.

Tiểu sử đại tá Trần Dụ Châu

Trần Dụ Châu (1906-1950), nguyên Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam kiêm nguyên Cục trưởng Cục Quân nhu (tiền thân của Tổng cục Cung cấp, nay đổi tên thành Tổng cục Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam); bị xử tử trong vụ án tham nhũng nổi tiếng năm 1950 trong Chiến tranh Đông Dương.

Quá trình hoạt động của đại tá Trần Dụ Châu

Năm 1930, ông làm Thư ký Tòa sứ Pháp, viết bài cho báo Thanh – Nghệ – Tĩnh.

Năm 1932, Trần Dụ Châu làm nhân viên Ty Đường sắt Bắc Trung Bộ. Tháng 3 năm 1945 làm Trưởng phòng Kế toán Khu Đường sắt Bắc Trung Bộ.

Năm 1944, Trần Dụ Châu gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương

Năm 1945, sau Cách mạng Tháng Tám, Trần Dụ Châu công tác tại Ty Công chính, Văn phòng Đường sắt Việt Nam và Hội Công nhân Đường sắt. Ngày Toàn quốc kháng chiến, ra Bắc, Châu được giao nhiệm vụ tổ chức kho lớn hàng nghìn tấn gạo, muối ở Vân Đình, Hà Đông, đưa lên Việt Bắc chi viện cho Quân dân Việt Nam.

Từ năm 1946, Trần Dụ Châu là Cục trưởng Cục Quân giới Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Ngày 19/3/1947, Châu được Chủ tịch Hồ Chí Minh bổ nhiệm giữ chức Cục trưởng Cục Quân nhu, Bộ Quốc phòng. Tháng 7 năm 1950, ông được thăng cấp Đại tá, Chủ nhiệm Tổng cục Quân nhu. Trong quá trình công tác, ông đã bị Cục trưởng Cục Quân pháp Phạm Trịnh Căn bắt, điều tra và truy tố trước Tòa án Quân sự.

Ngày 5 tháng 9 năm 1950, tại thị xã Thái Nguyên, Trần Dụ Châu đã bị kết án tử hình tại phiên tòa đặc biệt về tội tham nhũng của Tòa án quân sự tối cao Châu bị tước quân hàm Đại tá và khai trừ Đảng tại phiên tòa. Ngày 6 tháng 9 năm 1950, Trần Dụ Châu bị xử bắn tại Thái Nguyên.

Xem thêm: Tiểu sử đại tá Mai Hoàng

Những sự kiện nổi bật của đại tá Trần Dụ Châu

Năm 1945, Trần Dụ Châu đã hiến một phần tài sản cá nhân của mình cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Năm 1950, vụ án Trần Dụ Châu là một vụ án tham nhũng nổi tiếng được Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đưa ra xét xử tại thị xã Thái Nguyên.

Ngày 5-9-1950, Chánh án Tòa án quân sự tối cao Chu Văn Tấn kết án Trần Dụ Châu tham ô công quỹ, nhận hối lộ, phá hoại kháng chiến: Tử hình; 3/4 tài sản bị tịch thu.

Ngày 6 tháng 9 năm 1950, Trần Dụ Châu bị xử bắn tại Thái Nguyên.

Diễn biến vụ án tham nhũng Trần Dụ Châu

Ngày 5-9-1950, tại thị xã Thái Nguyên – Thủ đô kháng chiến, Tòa án quân sự tối cao mở phiên tòa đặc biệt xét xử vụ án đặc biệt. Thiếu tướng Chu Văn Tấn ngồi ghế Chánh án cùng với hai vị Hội thẩm là ông Phạm Ngọc Hai, Giám đốc Liên khu Việt Bắc và ông Trần Tấn, Phó Cục trưởng Cục Quân nhu, Thiếu tướng Trần Tử Bình các đồng chí thành viên (nay là Viện kiểm sát) và đông đảo cán bộ cấp cao của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân địa phương cùng tham dự. 

Có 03 bị cáo hầu tòa là nguyên Đại tá và Cục trưởng Cục Quân nhu Trần Dụ Châu và đồng phạm về tội “Tham ô công quỹ, nhận hối lộ, phá hoại kháng chiến” bị đưa ra trước vành móng ngựa.

Vụ án được phát hiện từ bức thư của nhà thơ Đoàn Phú Tứ, đại biểu Quốc hội gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Hồ Chủ tịch cũng đã trao bức thư của nhà thơ cho Thiếu tướng Trần Tử Bình, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Phó Tổng Thanh tra Quân đội và ông nói: “Đây là bức thư của một nhà thơ gửi cho Bác. Tôi đã đọc kỹ bức thư và rất buồn ”, sau đó Bác giao đồng chí Thiếu tướng chỉ đạo điều tra làm rõ vụ việc để xử lý.

Việc thanh tra vụ tiêu cực ở Cục Quân nhu được tiến hành khẩn trương, thu thập đủ tài liệu, chứng cứ từ Khu Bốn và Khu Ba gửi lên – Trần Dụ Châu hiện nguyên hình là kẻ quanh co, trác táng, phản bội. khôi phục lòng tin của Đảng, Bác Hồ, quân và dân.

Có thể bạn quan tâm: Tiểu sử đại tá Đinh Văn Nơi

Trần Dụ Châu bị Tòa án Quân sự Tối cao tuyên án tử hình và tước quân hàm Đại tá theo lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, hai đồng phạm của Châu, mỗi người 10 năm tù.

Trần Dụ Châu gửi đơn xin giảm án tử hình cho Hồ Chủ tịch. Trong ngày làm việc với đồng chí Trần Đăng Ninh, Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp (nay là Tổng cục Hậu cần), xét đơn của tử tù.

Ngày 5-9-1950, Chánh án Tòa án quân sự tối cao tuyên phạt: Bị cáo Trần Dụ Châu tội tham ô công quỹ, nhận hối lộ, phá hoại kháng chiến: Tử hình; tịch thu ¾ tài sản.

Một ngày sau, ngày 6 tháng 9 năm 1950, Trần Dụ Châu bị xử bắn tại Thái Nguyên.

Lời kết

Tại thời điểm bấy giờ bản án tử hình của ông Trần Dụ Châu cũng chính là lời cảnh tỉnh nghiêm trọng đến người đang làm trong bộ máy nhà nước.