Trạng Quỳnh là ai, có thật không? Tiểu sử và đời tư của ông

Khi nhắc đến cái tên Trạng Quỳnh mọi người đều biết ông nhân vật nổi tiếng trong dân gian. Nhưng bạn có bao giờ thắc mắc rằng thực sự Trạng Quỳnh là ai không? Có lẽ trong ký ức tuổi thơ của mỗi người đã từng đọc qua những giai thoại về Trạng Quỳnh rồi do nhân vật trong truyện có tính cách dí dỏm, hài hước sở hữu trí thông minh cao và được khá nhiều các bạn nhỏ yêu thích. Hãy cùng Tieusu.net tìm hiểu về những thông tin về Trạng Quỳnh là ai và đời tư của ông như thế nào nhé!

Đôi nét về Trạng Quỳnh

Trạng Quỳnh là ai?

Trạng Quỳnh là ai? là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm muốn biết ông có phải là một nhân vật hư cấu tưởng tượng trong truyện văn học Việt Nam tại thời kỳ Vua Lê – Chúa Trịnh. Trong các ghi chép sổ sách để lại có liên quan về nhân vật Trạng Quỳnh được cho là có nhiều chi tiết tương đồng giống với nhân vật Nguyễn Quỳnh (1677 – 1748) ở cùng giai đoạn lịch sử này.

Trạng Quỳnh có thật không?

Trạng Quỳnh là ai và có thật hay không là câu hỏi đã từng tốn không ít giấy mực của các nhà báo. Ông là một người mang tính cách trào phúng dân gian Việt Nam cho nên đã được nhiều người yêu gọi với danh xưng Trạng Quỳnh, hay đả kích chế độ phong kiến ở thời chúa Trịnh.

Trạng Quỳnh từng thi đỗ Hương Cống nên được gọi là Cống Quỳnh. Ông nổi tiếng với sự dí dỏm, hài hước tạo nên nhiều giai thoại. Cho nên, trong dân gian mọi người thường gọi ông là Trạng Quỳnh mặc dù ông không đỗ Trạng nguyên.

Xem thêm: tiểu sử Xuân Quỳnh

Tiểu sử về nhân vật Trạng Quỳnh

Theo các ghi chép sổ sách còn lưu giữ, thì Trạng Quỳnh là ai thật ra ông người Thanh Hóa. Từ Nhỏ, ông đã nổi tiếng với trí thông minh, khắp vùng được gọi là sao sáng xứ Thanh. Ông sống vào thời Lê Trung Hưng, tại giai đoạn vua Lê Hiển Tông, chúa Trịnh Sâm.

Trạng Quỳnh còn có tên là Thưởng, hiệu Ôn Như, thụy Điệp Hiên, quê ở làng Bột Thượng, trấn Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Hiện nay thuộc thôn Hưng Tiến, xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Thân sinh của ông là ông Nguyễn Bổng và bà Nguyễn Thị Hương.

Hiện nay người ta còn lập nên đền thờ ông. Năm 1992, đền thờ Trạng Quỳnh đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Sự nghiệp và cuộc đời ông tuy không có ghi chép cụ thể trong sổ sách mà hình tượng của ông xuất hiện xuyên suốt trong các câu chuyện ở tập truyện cười mang tên chính ông là Trạng Quỳnh.

Đời tư Trạng Quỳnh ra sao và bí mật về cái chết của ông 

Nhắc đến đời tư thì vợ của Trạng Quỳnh là ai tên gì hiện nay chưa có sách báo ghi chép nhưng khi đọc truyện Trạng Quỳnh, người đọc cảm nhận được tính tình vợ Trạng Quỳnh rất hiền lành và có tấm lòng thương người có điều là bà rất nghiêm khắc trong việc dạy con.

Do Trạng Quỳnh có tính thường hay đả kích các quan lại, chọc tức và gây chuyện với chúa Trịnh. Quỳnh đã bị Định Nam Vương mời ông ăn một bữa cơm “báo thù”, tuy nhiên ông được chúa mời ăn toàn thịt nhưng trong đó lại có độc. 

Nhưng về phần chúa Trịnh thì chỉ ăn rau vì không bị trúng độc. Trạng Quỳnh liền về nhà bảo với vợ nếu mà thấy ông úp sách lên ngực thì thôi nhưng còn nếu thấy ông úp lên mặt thì ông đã đi rồi. Và dặn dò vợ ông hãy chờ đợi trong ba ngày đừng làm ma chay mà chỉ mở tiệc mừng đến khi nào nghe tin chúa băng hà thì hãy làm đám ma.

Giống như Trạng Quỳnh vẫn đang nằm đọc sách trên võng, mà không ai biết rằng ông đã chết. Khi tin tức đã lọt đến tai chúa Trịnh thì Chúa liền dùng thử những món thịt đã cho Trạng Quỳnh ăn thì đúng như dự đoán chúa đã trúng độc băng hà. Thế nên từ đó có câu chuyện “Trạng chết, Chúa cũng băng hà” khi nghe tin Trạng Quỳnh chết, gia đình và dân làng đều vô cùng thương tiếc.

Xem thêm: Quang Trung Nguyễn Huệ là gì của nhau

Tóm tắt ngắn gọn truyện Trạng Quỳnh.

Truyện lấy bối cảnh phong kiến thời chúa Trịnh – Nguyễn Phân Tranh bắt đầu truyện kể về cuộc đời của Trạng Quỳnh mang tính cách trào phúng dân gian Việt Nam. Trạng Quỳnh thông minh từ khi còn ở trong bụng mẹ với nhiều tài lẻ và có đức tính tốt nên được mọi người xung quanh quý mến.

Đối với bất cứ mọi chuyện gì thì ông cũng có thể giải quyết được nhanh gọn lẹ nhất được thấy và những đám bạn cùng lứa khâm phục. Ước mơ từ bé của Quỳnh sau này là làm ông Trạng và ông còn quậy phá và ở bẩn.

Những người xung quanh nghĩ sau này lớn lên ông sẽ nghịch lắm nhưng lớn lên ông lại nghịch bằng đầu óc, trí thức. Nhưng thông minh quá cũng gây nên nhiều điều đáng buồn khi Quỳnh bị Đinh Nam Vương cố tình hạ độc một cách tàn nhẫn. Với tài trí khôn khéo của Trạng Quỳnh đến chúa cũng đã ăn thử món của ông đã ăn. Qua chuyện đó thì mới có câu “Trạng chết, chúa cũng băng hà”.

Xem thêm: Michael Jackson là ai

Kết luận

Hy vọng với những thông tin bên trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Trạng Quỳnh là ai cùng với đời tư của ông. Nếu như bạn thấy bạn viết hay, hữu ích thì hãy nhấn like và share nhé!