Ông Kẹ (Ba Bị) là ai? Có thật không? Tại sao trẻ con sợ?

Ông Kẹ là ai? Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua những câu chuyện dân gian ngày xửa ngày xưa về nhân vật này. Nhân vật không biết có tồn tại thật sự hay không nhưng đều được các bà mẹ nhắc đi nhắc lại nhằm “hù dọa” con mình mỗi khi chúng không chịu vâng lời. Vậy ông Kẹ là ai? Hay ông Ba Bị là ai? Bài viết này sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc về nhân vật gắn liền với tuổi thơ của những đứa trẻ.

Ông Kẹ là ai? Ông Kẹ có thật hay không?

Ông Kẹ hay còn gọi là ông Ba Bị – là một nhân vật mà hầu như bất kỳ đứa trẻ nào cũng đã từng nghe qua. Đơn giản đây là một nhân vật thường sẽ xuất hiện khi những đứa trẻ không chịu nghe lời, biếng ăn, khóc nhè và quậy phá. Chỉ cần không ngoan, ông Ba Bị sẽ xuất hiện và mang đi.

Vậy ông Ba Bị là ai? Thực chất, đây là một sinh vật hư cấu thường được người lớn sử dụng với mục đích răn đe trẻ em, để trẻ em phải ngoan ngoãn hoặc nghe theo lời mình. Ông Kẹ còn được xem là một con quái vật không có hình thù rõ ràng, ở mỗi vùng văn hóa khác nhau lại có những miêu tả khác nhau. Cha mẹ thường cảnh báo với con cái rằng nếu chúng không ngoan thì sẽ bị ông Kẹ đến bắt mang đi. Trong hình dung của những đứa trẻ, ông Ba Bị hay ông Kẹ được phác họa trong bộ dạng của một con quỷ khá kỳ dị “Ba Bị, 9 quai, 12 con mắt, chuyên bắt cóc và trừng phạt trẻ con”.

Xem thêm: Loạt Sự Thật Rợn Người Về Quỷ Satan

Nguồn gốc xuất hiện ông Kẹ

Vậy ông Kẹ là ai? Thực chất, hình tượng ông Kẹ được cho rằng bắt nguồn trong giai đoạn từ cuối Thế Kỷ 17. Vào năm 1608, ở Nghệ An xảy ra vụ đại nạn, mất mùa và đói kém. Từ đó, tình trạng bắt cóc trẻ con diễn ra nhiều nơi khiến người dân đau đầu, lo âu. Khắp nơi đều xuất hiện những tên chuyên bắt cóc trẻ con đem đi bán cho người Đàng Trong để lấy tiền. 

Theo sự tích ông cha ta kể rằng, ông Kẹ được biết đến là những người đàn ông cao to, đen nhám, gớm ghiếc, đáng sợ và mang theo 3 cái bị lớn trên vai (nên sau này mới có tên khác là Ba Bị), cứ hễ thấy đứa trẻ nào không ngoan, hay quậy phá, khóc lóc thì sẽ bắt mang đi không cho sống chung với ba mẹ nữa.

Quân bắt cóc thường đi xung quanh ve vãn các làng ven biển, rình mò và bắt cóc những đứa trẻ lang thang, không có người trông coi rồi nhanh chân tẩu thoát lên thuyền để không bị phát hiện. Tệ nạn bắt cóc trẻ em xảy ra ngày càng nhiều, gây nên nỗi sợ, ám ảnh đối với nhiều người và cả những đứa trẻ khác. Chính vì vậy mà dân gian đã bắt đầu xây dựng nên một hình ảnh ông Kẹ luôn xấu xí, đáng sợ với mục đích cảnh cáo, dọa nạt trẻ con cho chúng ngoan ngoãn nghe lời hơn. 

Đó là những câu chuyện được dân gian thêu dệt và truyền miệng từ đời này sang đời khác, theo nhiều nguồn thông tin khác, ông Ba Bị còn là một con quái vật, không có hình thù rõ ràng, được cha mẹ nhắc đến để hù dọa con mình khi chúng không nghe lời. Mãi cho đến khi sau này, với thời buổi hiện đại hơn, câu chuyện này vẫn còn được lan truyền khắp nơi, nhưng tác động của nó không còn mạnh mẽ như trước nữa. Khi lớn lên, những đứa trẻ cũng tự biết rằng đó chỉ là một nhân vật hư cấu, hoàn toàn không có thật và hiển nhiên cũng không còn ai sợ nữa.

Xem thêm: “Thiên Thần Sa Ngã” Lucifer là ai

Vì sao trẻ con lại rất sợ ông Kẹ?

Dựa trên những câu chuyện được thêu dệt và đồn đại cùng với những hình ảnh khắc họa phong phú trong trí tưởng tượng mà bậc cha mẹ thường kể cho trẻ nghe về ông Kẹ vô cùng đáng sợ.

Đây là một nhân vật được xây dựng chỉ để hăm dọa trẻ mỗi khi biếng ăn hay quấy khóc. Và hiển nhiên rồi, trẻ nhỏ mà, đang khóc thật to thì chỉ cần nghe đến ông Kẹ sẽ đến bắt là bỗng dưng im bặt, chỉ còn những tiếng thút thít, khe khẽ. Chỉ còn nỗi sợ hãi của đứa trẻ vừa khóc và sự tâm đắc của ba mẹ. Những đứa trẻ nào “gan dạ và lì lợm” hơn một chút thì hình tượng ông Kẹ sẽ càng được mô tả kinh khủng với những tình tiết rùng rợn hơn được thêm vào. 

Bởi vậy, chỉ cần nhắc đến ông Kẹ là những đứa trẻ sẽ chẳng còn phá phách nữa, hoặc chí ít thì cũng giảm bớt đi, điều đó đôi khi còn được làm thú vui tao nhã cho các ông bố, bà mẹ để dạy những đứa trẻ của mình, một phần muốn chúng ngoan hơn, một phần cũng muốn chọc ghẹo chúng.

Có thể bạn quan tâm: Tiểu sử “Bố già” huyền thoại Tokuda là ai

 Lời kết

Dạy trẻ là một thử thách lâu dài và khó khăn, ngay cả bản thân người lớn, khi họ chán họ cũng không muốn ăn, khó ở và khó chiều chứ nói chi là một đứa trẻ. Qua thông tin mà tieusu.net đã đề cập phía trên, chắc hẳn cái tên ông Ba Bị hay ông Kẹ là ai đã không còn là thắc mắc của các bạn nữa rồi phải không? Việc sử dụng một hình ảnh trừu tượng để dạy trẻ biết khôn ngoan, vâng lời cũng được xem là một phương pháp hiệu quả đúng không nào.